thanhauto

thanhauto

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

Những bài học quản lý quý giá từ Apple

Những bài học quản lý quý giá từ Apple

Apple không ép mọi nhà quản lý phải quan tâm đến lỗ, lãi và chi phí để các quản lý tập trung toàn lực vào xây dựng sản phẩm vĩ đại nhất.
Apple là công ty tốt nhất thế giới. Apple sản xuất sản phẩm tuyệt vời nhất và liên tiếp công bố kết quả kinh doanh cao kỷ lục.
Vậy các công ty khác có thể học được gì từ Apple? Biên tập viên Adam Lashinsky của tạp chí Fortune đã viết một cuốn sách về vấn đề này với tựa đề: “Inside Apple: How America’s Most Admired — And Secretive — Company Really Works.”
Ông Lashinsky cho rằng các nguyên tắc mà ông nói đến trong cuốn sách sẽ không áp dụng được với công ty lớn. Ông tin nó phù hợp với nhóm công ty nhỏ hơn.
Có lẽ không phải vậy. Nhóm công ty lớn, từ Google cho đến Microsoft, có thể học được rất nhiều điều. Chẳng phải ngẫu nhiên Apple trở thành công ty tốt nhất thế giới. Apple được tổ chức một cách cực kỳ tốt. 
Tập trung nhân sự tốt nhất cho dự án quan trọng nhất 
Điều này là hiển nhiên? Không hoàn toàn như vậy, đặc biệt khi công ty bạn đang trong quá trình thay đổi.
Khi Apple bắt đầu xây dựng sản phẩm iPhone, hãng dành nhân sự giỏi nhất cho dự án. Hãng cho phép người điều hành bộ phận iPhone lấy nhân sự tốt nhất từ nhóm sản xuất máy tính Mac.
Hãy biết giữ bí mật 
Tại Apple, việc giữ bí mật không đơn giản chỉ ở việc không công bố với giới truyền thông rằng bạn đang làm việc gì. Ngoài ra nó còn bao gồm việc giữ bí mật ngay cả với đồng nghiệp về dự án mà bạn đang tham gia.
Sự bí mật có một số điểm lợi: Nó ngăn việc thông tin về sản phẩm mới nhất bị rò rỉ ra thị trường. Ngoài ra, người làm việc cũng sẽ tập trung toàn tâm toàn ý vào công việc của họ thay cho việc lo lắng về cái người khác đang làm.
Quan tâm đến chi tiết 
                   
Theo ông Lashinsky, Apple luôn quan tâm đến thiết kế và xây dựng sản phẩm của Apple. Hãng muốn người dùng phải phấn khích với sản phẩm điện thoại iPhone ngay từ khi họ cầm nó trên tay. Chính việc quan tâm đến cảm giác của khách hàng theo cách này đã giúp Apple khác biệt đối với đối thủ. Các công ty mới thành lập cần phải quan tâm đến chi tiết ngay từ ban đầu.
Làm ra những gì mình muốn
Apple xây dựng máy tính Apple bởi “chúng tôi thực sự muốn có nó”, theo lời Steve Jobs vào thập niên 1980. Điều này cũng đúng với sản phẩm iPhone và iPad đầu thập niên 2000. Giới điều hành của Apple ghét sử dụng những chiếc điện thoại thông minh rởm và muons làm tốt hơn. Apple luôn đặt mục tiêu sản xuất những sản phẩm mà họ tin tốt hơn sản phẩm của mọi đối thủ.
Luôn tập trung tuyệt đối
                   
Google luôn nghĩ họ làm mọi thứ tốt hơn người khác, thực ra họ làm tốt, tuy nhiên sản phẩm sau của họ không thực sự đột phá hơn sản phẩm trước. Trong khi đó, Apple luôn mới và sáng tạo. Đối với một cái bàn, họ luôn làm cho nó lớn hơn, lớn hơn nữa thế nhưng cuối cùng vẫn là cái bàn đó.
Hãy quan tâm đến người dùng
                 
Apple không chỉ biết cách làm việc một cách tập trung mà còn quan tâm đến việc người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của họ như thế nào. Apple đưa ra quyết định về việc họ sẽ theo đuổi mục tiêu nào tiếp theo. Ví dụ, Tim Cook khẳng định người dùng Apple TV thực sự thích nó và ông khẳng định đang tìm cách thâm nhập vào thị trường chính và đứng đầu thị trường này.
Chỉ một vài người nên quan tâm đến tuyên bố lỗ, lãi
Giám đốc tài chính (CFO) của Apple là người duy nhất sở hữu bảng báo cáo tài chính. Ngoài ra, trước đây Steve Jobs cũng sẽ xem xét đến vấn đề này, nay đến Tim Cook. Trong một công ty bình thường, việc quan tâm đến lỗ/lãi của từng bộ phận là trách nhiệm của mọi quản lý. Thế nhưng tại Apple, Jobs không buộc các quản lý phải quan tâm để họ có thời gian tập trung cho mục tiêu lớn nhất: xây dựng sản phẩm tốt. Họ không cần phải quan tâm đến chi phí.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét